Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

GIÁO SƯ HÀ TÔN VINH CHIA SẺ VỀ " HIỆN TƯỢNG DONALD TRUMP"

Nước Mỹ và toàn thế giới đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi tỷ phú Donald Trump quyết định ra tranh cử Tổng thống tháng 6-2015 vừa qua, rồi dành được sự ủng hộ của Đảng Cộng Hòa đúng một năm sau, vào tháng 7-2016, và trở thành tân Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, trái ngược hoàn toàn với mọi dự đoán và thăm dò dư luận. Để giải mã cái mà đang được gọi là "Hiện tượng Donald Trump", phóng viên USIS Group đã nhờ đến Giáo sư Augustine Hà Tôn Vinh, thành viên của Đảng Cộng Hòa hơn 30 năm, từng tham gia vận động bầu cử cho nhiều Thượng Nghị Sỹ và Dân biểu bang Virginia, và Tổng Thống Ronald Reagan và George Bush, sẽ giúp chúng ta lý giải về hiện tượng này.

Giáo sư Hà Tôn VinhSơ lược tiểu sử về Giáo sư Hà Tôn Vinh:

G.S. Vinh học Cao học Ngoại giao và Phát triển Kinh tế tại Đại học Tổng hợp Georgetown, Thủ đô Washington, D.C., Hoa Kỳ (1976-1978) và được học bổng của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ học Tiến sĩ Quản trị công tại Đại học Tổng hợp Catholic University of America (1981-1983). G.S. Vinh được nhiều Thượng Nghĩ sĩ, Dân biểu Hoa Kỳ và chính khách Hoa Kỳ đề cử làm trợ lý đặc biệt của Nhà trắng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Reagan – Phó TT Bush. G.S. Vinh là công dân Hoa Kỳ, đã đi tham quan hơn 70 quốc gia.
G.S. Vinh có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động và làm việc tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, và Tây Phi trong lĩnh vực phát triển chiến lược kinh tế; quản lý, cải tổ và sát nhập doanh nghiệp; tài chính dự án song phương và đa phương; tài chính ngân hàng, v.v. GS. Vinh trong nhiều năm là Chuyên gia Tư vấn Cao cấp Tài chính Cơ sở Hạ tầng cho nhiều dự án của Ngân hàng Thế giới (WB) ở nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Philippines, Mông Cổ, Việt Nam, Lào; Chuyên gia Tài chính Năng lượng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); và làm Cố vấn hợp tác và phát triển chiến lược, tái cấu trúc và cải tổ doanh nghiệp cho nhiều tập đoàn kinh tế đa quốc gia tại Châu Á Thái Bình Dương.

Dưới đây là phần phân tích của Giáo sư Augustine Hà Tôn Vinh:

Ngay sau khi tỷ phú Donald Trump được bầu làm Tổng thống của Hoa Kỳ ngày 8 tháng 11 vừa qua, rất nhiều bạn bè thân hữu trong và ngoài nước đã gọi điện thoại và nhắn tin chúc mừng tôi đã ủng hộ hay tham gia vận động cho ứng cử viên Donald Trump. Hầu như tất cả đều ngạc nhiên vì kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống lần này và đề nghị tôi giúp giải thích lý do và cho biết tương lai nước Mỹ sẽ đi về đâu dưới thời của ông Trump. 
Là một người sống hơn 40 năm ở Hoa Kỳ và đã từng tham gia nhiều cuộc vận động tranh cử cho nhiều ứng cử viên Tổng thống, Thượng nghị sĩ và dân biểu của Đảng Cộng Hòa, tôi thấy không mấy ngạc nhiên về kết quả cuộc bầu cử này.
Ông Trump khi quyết định ra tranh cử đã đưa ra được một số chương trình hành động và lập luận đúng với sự mong đợi và nguyện vọng của đại đa số thầm lặng Hoa Kỳ, một vài thí dụ đơn cử:
1. Đầu tiên “slogan” của chiến dịch tranh cử của ông Trump “Make America Great Again” (Làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại) đã khơi lại niềm tự hào dân tộc của người Hoa Kỳ. Trong quá khứ, Hoa Kỳ luôn là nước dẫn đầu thế giới tự do trên nhiều phương diện: kinh tế, tài chính, quân sự, công nghệ, giáo dục đào tạo, nhân quyền, v.v. Trong 8 năm dưới thời Tổng thống Obama, sự trỗi dậy của nhiều nền kinh tế thị trường ở Châu Âu, Châu Á và sức mạnh kinh tế, quân sự, cộng với sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã trở thành một thách thức và nỗi ám ảnh cho vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ. Slogan này rất dễ hiểu và đánh đúng vào tiềm thức cũng như lòng tự ái dân tộc của người Mỹ. Đây có lẽ là bài học marketing hay nhất từ trước đến nay mà tôi được biết.
2. Kinh tế Hoa Kỳ mặc dù vẫn ổn định, nhưng người dân Mỹ đã thấy rõ việc các nhà máy sản xuất và nhiều công ăn việc làm của họ dần dần được chuyển ra nước ngoài. Hàng hóa giá rẻ từ Trung quốc và nhiều nước khác tràn ngập thị trường Mỹ đã làm cho công việc trở nên khan hiếm và lương bổng càng ngày càng xuống thấp. Các Hiệp định Thương mại song phương và đa phương tuy đã giúp mở cửa thị trường của các nước thành viên cho sản phẩm của Mỹ vào, nhưng cũng là cơ hội để cho sản phẩm của nước ngoài tràn vào Mỹ, kéo theo việc nhiều công ty trong nước không thể cạnh tranh giá cả với sản phẩm của các nước thành viên các hiệp định, và đưa đến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp địa phương không có cơ hội chuyển đổi.
Gs. Hà Tôn Vinh với ông tỷ phú Donald Trump ở New York.
Gs. Hà Tôn Vinh với ông tỷ phú Donald Trump ở New York.
3. Nhiều người Hoa Kỳ không thích và không đồng ý việc chính quyền sử dụng tiền thuế của họ để nuôi, hỗ trợ, hay phục vụ dân nhập cư bất hợp pháp, nhất là từ Mexico. Trong nhiều năm nhiều người Mexico đã lội sông vượt suối để vào Hoa Kỳ, sau đó được ân xá hay hợp pháp hóa, kéo cả gia đình thân nhân sang Hoa Kỳ, hưởng nhiều loại trợ cấp mà nhiều người Mỹ không có hay được phép sử dụng. Thêm vào đó, số lượng cần sa ma túy đến từ các nước Nam Mỹ đi qua Mexico rồi vào Hoa Kỳ là một con số khổng lồ, kéo theo nhiều hệ lụy và chi phí.
4. Họ cũng không thích ngân sách quốc gia bị sử dụng để bảo vệ lãnh thổ hay an ninh của nhiều nước đồng minh khác trong các liên minh như NATO, ANZUS, với Nhật Bản Hàn quốc, các nước Trung Đông, v.v. nhất là khi các nước này không đóng góp đầy đủ nghĩa vụ tài chính của họ. Việc xây một bức tường ngăn cách Mexico và Mỹ hoặc dọa rút lui khỏi các hiệp định phòng thủ đánh đúng vào tâm lý của nhiều người Mỹ da trắng ở nhiều địa phương cả nước.
5. Nước Mỹ đa chủng tộc, đa sắc tộc, được nhiều người từ khắp nơi đến chung tay đóng góp và xây dựng. Nhưng khi một nhóm người, một sắc tộc nào đó tham gia các hoạt động khủng bố, như vụ tòa nhà Tháp đôi ở New York ngày 11 tháng 9, năm 2001 làm cho nước Mỹ bất an và bị đe dọa, thì việc một ứng cử viên đưa ra một chương trình hành động có tính cách mạnh bạo và có vẻ kỳ thị cũng là một điều dễ hiểu và dễ được lòng cử tri. Các vụ thảm sát ở khắp nước Mỹ, Pháp, Anh, v.v. đều có sắc màu tôn giáo cực đoan hay khủng bố.
6. Người Mỹ cũng rất rộng lượng và công bằng, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, những người bị ức hiếp. Khi báo chí, truyền thông Hoa Kỳ chung tay áp đảo ông Trump, bày tỏ thái độ khinh mạt và tỏ ra thiên vị ứng của viên Hillary Clinton trắng trợn và thái quá, đa số thầm lặng đã phản ứng với một công cụ duy nhất mà họ có trong tay, đó là lá phiếu của họ. Truyền thông Hoa Kỳ, khi không hiểu được tâm lý quần chúng Mỹ, đã đánh “hội đồng” ông Trump, vô hình trung đã trở thành ân nhân của ông Trump.
Tác giả Donald Trump ký tặng sách cho Gs. Hà Tôn Vinh
Tác giả Donald Trump ký tặng sách cho Gs. Hà Tôn Vinh
7. Người Mỹ cũng rất thực tế. Quyền lợi của họ và của quốc gia là tối thượng. Việc ông Trump có những lời ăn tiếng nói mạnh bạo hay thô tục có thể hiểu được hay có thể được bỏ qua nếu người dân thấy chương trình hành động của ông Trump sẽ làm cho cuộc sống họ khá hơn và vị thế quốc gia được vững vàng hơn. Người Mỹ thường nói “Whatever happens behind closed doors is nobody's business” tạm dịch (chuyện gì xảy ra trong phòng đóng cửa, thì không phải là chuyện của người khác). Chuyện tình ái lăng nhăng trước đây của anh em nhà Tổng thống John F. Kennedy hay Bill Clinton cũng đến rồi đi, chẳng ai quan tâm hay nhớ lâu cả.
8. Các thống kê, các dự báo, và nhất là các loại thăm dò dư luận, khảo sát người đi bầu đã hoàn toàn xa rời thực tế và không phản ánh được một thực tế là các người đi làm công tác nghiên cứu thường chỉ gặp gỡ thăm dò khoảng hơn 1000 người, trong khi đó các cuộc bầu cử tổng thống, như năm 2016 này có tới hơn 115 triệu người đi bỏ phiếu, bằng 0.0009%. Tính đại diện như thế bằng không và gần như vô giá trị. Báo chí và các hãng thông tấn truyền thông học được một bài học mà người miền Nam hay nói một cách hài hước: “coi dzậy mà không phải dzậy… mà còn tệ hơn dzậy nữa.”
9. Trong các cuộc bầu cử 40 năm qua tôi thấy chuyện các ứng cử viên hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ nói xấu hay kể tội nhau là chuyện bình thường như cơm bữa. Sau cuộc bầu cử hai ứng cử viên lại chúc tụng nhau, gặp gỡ và hợp tác bình thường. Tổng thống George H.W. Bush sau khi thua ứng cử viên Bill Clinton đã kêu gọi mọi người ủng hộ đối thủ của mình. Ông Clinton lại mời Ông Bush làm đặc phái viên Tổng thống, v.v. Ông Trump và Bà Clinton cũng không là ngoại lệ. Họ cám ơn nhau, họ chúc tụng nhau như là hai người bạn thân. Hai ngày sau khi đắc cử, Tổng thống Obama cũng đã mời ông Trump đến Nhà Trắng để đàm đạo và bạn chuyện chuyển giao quyền lực. Đó là nét văn hóa đặc trưng của người Mỹ mà người Châu Á chúng ta không hiểu được.
10. Trong một hai năm đầu, Tổng thống Donald Trump chắc chắn sẽ dốc toàn tâm toàn lực vào việc giữ lời hứa khi ra tranh cử: vực dậy nền kinh tế và đưa nước Mỹ hùng mạnh trở lại. Người dân Mỹ có toàn quyền hy vọng tân Tổng thống của họ sẽ làm được những điều đề ra trong chiến dịch tranh cử, đặc biệt khi Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đều nằm dưới quyền kiểm soát của đảng Cộng Hòa.
Đến đây tôi nhớ lại bài mẹ tôi hát khi dậy tôi tiếng Anh, xin tặng lại cho tất cả:
"Que sera, sera. Whatever will be, will be. The future's not ours to see. Que sera, sera. What will be, will be."
Không ai biết được tương lai sẽ ra thế nào. Cái gì sẽ đến thì nó sẽ đến.
NGuồn: http://www.usis.us/tin-tuc/giao-su-ha-ton-vinh-chia-se-ve-hien-tuong-donald-trump.html
xem thêm tại: http://www.chuanbicuocsongmy.com/ 

CHUẨN BỊ ĐI MỸ ĐỊNH CƯ VÀ KINH NGHIỆM ĐI ĐỊNH CƯ MỸ

Việc sang định cư tại một quốc gia khác thường mang lại cảm giác hồi hộp, lo lắng cho bất kỳ ai, đặc biệt việc thay đổi ấy của một người đang sống tại một nước đang phát triển như Việt Nam sang một nước tiên tiến như Mỹ. Thấu hiểu được tâm lý của những người chuẩn bị đi Mỹ định cư, dưới đây là một số lời khuyên của những người đã có kinh nghiệm đi định cư tại Mỹ.

Chuẩn bị đi Mỹ định cư và kinh nghiệm đi định cư Mỹ
1. Mua vé máy bay đi Mỹ định cư
Trên thị trường có nhiều hãng máy bay quốc tế từ Việt Nam sang Mỹ. Nếu bạn không quen việc săn lùng vé rẻ (vé máy bay đi định cư Mỹ) trên mạng, chọn chuyến bay nối tiếp hợp lý thì nên dùng dịch vụ của những đại lý bán vé máy bay. Để đảm bảo việc check in vào máy bay thuận lợi, bạn nên yêu cầu đại lý xuất vé máy bay đi định cư Mỹ cho bạn.
Hiện tại, từ Việt Nam sang Mỹ chưa có đường bay thẳng, do đó trước khi đáp xuống phi trường một sân bay quốc tế tại Mỹ bạn phải quá cảnh ít nhất một lần, ví dụ nếu bay bằng hãng United Airlines (quá cảnh ở Hồng Kông hoặc Nhật), American Airlines và Northwest Airlines (quá cảnh Narita, Nhật Bản), Eva Air và China Airlines (quá cảnh tại Đài Bắc, Đài Loan), Korea Airlines (quá cảnh Incheon, Hàn Quốc), Singapore Airlines (quá cảnh tại Singapore)…
Đối với những chuẩn bị đi Mỹ định cư đặc biệt là hành khách lần đầu tiên bay sang Mỹ, thì đây là một chặng đường khá mệt mỏi bởi phải qua nhiều cửa kiểm soát an ninh khi check in, quá cảnh và nhập cảnh. Từ Việt Nam đến Mỹ phải tốn ít nhất 18-20 tiếng, tuy nhiên thời gian sẽ kéo dài hơn đối với những trường hợp quá cảnh lâu hoặc do thời tiết xấu.
Trên những chuyến bay từ Việt Nam sang Mỹ, bạn sẽ được phục vụ những bữa ăn chính theo phong cách của hãng hàng không thuộc quốc gia đó, đồ ăn nhẹ và thức uống… Đặc biệt, những hành khách đi dạng thương gia, first class thì chất lượng đồ ăn, thức uống, ghế ngồi cao cấp và thoải mái hơn nhiều so hành khách đi dạng vé phổ thông. Ngoài ra, để “giết” thời gian ngồi trên máy bay, bạn có thể xem phim, nghe nhạc, chơi các trò chơi điện tử trên màn hình được đặt ngay trước mặt.
2. Hành lý của người chuẩn bị đi Mỹ định cư như thế nào?
Theo kinh nghiệm của người đi Mỹ định cư, để tránh những rắc rối có thể gặp phải khi làm thủ tục nhập cảnh vào Mỹ, các bạn nên tuân thủ theo một số quy định sau:
- Hành lý ký gửi tối đa 2 kiện (mỗi kiện không quá 23 kg và tổng 2 kiện không vượt quá 46 kg), về kích thước: tổng chiều rộng, chiều dài và chiều cao của hành lý không được quá 158 cm. Nếu bạn không theo quy định này, nhân viên các hãng máy bay sẽ yêu cầu bạn gỡ bỏ hành lý nếu số ký vượt quy định hoặc thanh toán cho hành lý vượt trội.
- Hành lý xách tay không quá 7 kg và tổng chiều rộng, dài, cao không quá 115 cm.
- Không được mang những đồ dùng vật nhọn bằng kim loại lên máy bay như cắt móng tay, kéo, đồ dũa móng tay, dao, bật lửa,
- Các chất lỏng như sữa tắm, dầu gọi đầu, kem dưỡng da, nước hoa, kem đánh răng, gel xịt tóc, thuốc hoặc mỹ phẩm dạng lỏng phải cho vào bọc ni lông và cột lại, đồng thời dung tích không được quá 100ml. Những đồ dùng này nên cho vào hành lý ký gửi.
- Theo quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tất cả các loại trái cây, rau, hạt và đất đều bị cấm mang vào Mỹ vì có thể có một số vi khuẩn, sâu, bệnh làm ảnh hưởng sức khỏe công cộng.
- Không được mang những thực phẩm tươi sống, thậm chí những thành phẩm được chế biến từ thịt heo, bò, gà.. dù đã đóng hộp như ruốc, bò khô, lạp xưởng, xúc xích, giò lụa, thịt hộp…Tuy nhiên, bạn có thể mang cá khô, mực khô, tôm khô, cà phê rang sẵn… nhưng phải được bao gói cẩn thận và để trong hành lý ký gửi.
- Đi định cư Mỹ được mang bao nhiêu tiền? Nếu trường hợp mang tiền mặt, hoặc ngân phiếu… tương đương hơn 10.000 USD thì cần khai báo vào đơn 105 có tên "Report of International Transportation of Currency or Monetary Instruments" do nhân viên quan thuế cung cấp tại sân bay khi nhập cảnh vào Mỹ. Nếu bạn không khai báo, số tiền vượt quá có thể bị tịch thu hoặc có thể bị bắt.
- Theo kinh nghiệm đi Mỹ định cư, thì những loại thuốc mang vào Mỹ cũng bị giới hạn trừ những loại thuốc dành cho những người bị bệnh đặc biệt như tiểu đường, những loại thuốc do bác sĩ kê đơn, còn những loại thuốc khác mang vào Mỹ phải có nhãn mác rõ ràng và còn hạn sử dụng. Đối với những loại thuốc tán nhuyễn không được mang vào Mỹ.
Do đó, khi chuẩn bị đi Mỹ định cư, bạn cần lưu ý về vé máy bay đi Mỹ định cư, đi định cư được mang bao nhiêu tiền, những vật dụng, thực phẩm được mang và không được mang vào Mỹ.
3. Bạn nên làm gì khi hành lý bị thất lạc
Bạn nên làm gì khi hành lý bị thất lạc
- Trước khi gửi hành lý, bạn nên ghi bảng tên bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ… để nếu như hành lý của bạn bị thất lạc, người nhặt được sẽ dễ dàng liên hệ trực tiếp với bạn.
- Nếu bạn bị thất lạc hành lý nên thông báo ngay cho trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên để họ có thể hướng dẫn bạn đến trình báo tại quầy Lost and Found ở sân bay.
- Nếu tình huống xấu nhất xảy ra hành lý của bạn không thể tìm được thì biên bản ghi nhận thất lạc hành lý này cũng giúp ích rất nhiều khi yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường cho bạn.
4. Những lưu ý khi nhập cảnh vào Mỹ
Chuẩn bị đi Mỹ định cư và kinh nghiệm đi định cư Mỹ
- Trước khi hạ cánh, các tiếp viên hàng không sẽ phát cho bạn hai mẫu I-94 để điền các thông tin. Đây là mẫu chứng nhận bạn nhập cảnh hợp pháp ở Mỹ. Bộ phận hải quan sẽ giữ lại 1 bản và bản kia được ghim vào hộ chiếu của bạn. Lưu ý: bạn phải giữ nguyên mẫu này cho tới khi bạn xuất cảnh khỏi Mỹ.
- Nếu bạn đi qua máy kiểm tra an ninh mà bị nhân viên an ninh giữ lại, thì bạn cố gắng bình tĩnh và làm theo chỉ dẫn của nhân viên hải quan.
- Đối với các đồ điện tử như laptop, điện thoại, ipad, ipod, máy ảnh phải được bỏ ra khỏi hộp và đặt vào trong khay.
- Khi qua cửa kiểm soát, để tránh mất nhiều thời gian, bạn nên chủ động cởi áo khoác, cởi giày, tất, khăn, thắt lưng…
- Nếu bạn không giỏi tiếng Anh, tốt nhất bạn nên nhờ người đi cùng trong đoàn như trưởng đoàn điền giúp thông tin. Nếu bạn đi một mình và không giỏi tiếng Anh, bạn có thể tìm nhân viên hải quan là người Việt Nam tại sân bay để nhờ hỗ trợ.
- Trước khi đóng dấu cho phép nhập cảnh, nhân viên hải quan sẽ có một số câu hỏi liên quan đến mục đích chuyến đi, lịch trình, số người đi cùng… bạn cố gắng trả lời những thông tin ăn khớp với thông tin đã trả lời khi phỏng vấn xin visa.
5. Lời khuyên cho người chuẩn bị đi định cư ở Mỹ
- Cần tìm hiểu những quy định về những đồ dùng, sản phẩm mang vào Mỹ trước khi nhập cảnh vào Mỹ
- Khi nhập cảnh tại sân bay Mỹ, bạn cần khai trung thực về số tiền mang theo, đồ dùng, thực phẩm mang theo. Nếu bộ phận hải quan phát hiện bạn mang thực phẩm cấm mà không khai báo, bạn có thể bị phạt, bị tịch thu thậm chí bị tạm giữ.
- Để tránh những phiền phức không đáng có trong khi làm thủ tục nhập cảnh, bạn nên cân nhắc kỹ, tốt nhất không nên mang theo những thứ có trong danh mục cấm của hải quan Mỹ. Bạn nên vào trang web của FDA để biết rõ danh mục những thứ bị cấm mang vào Mỹ.
- Trước khi đi định cư tại Mỹ, bạn cần tìm hiểu về lịch sử, chính trị, văn hoá (các phong tục tập quán, các ngày lễ tại Mỹ), cuộc sống tại Mỹ, cuộc sống của cộng đồng người Việt tại Mỹ nếu bạn chuẩn bị sống tại nơi có nhiều người Việt Nam.
Nguồn: http://www.usis.us/tin-tuc/chuan-bi-di-my-dinh-cu-va-kinh-nghiem-di-dinh-cu-my.html
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập  địa chỉ sau:
http://www.chuanbicuocsongmy.com/

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

ĐỊNH CƯ TẠI MỸ CẦN CÁC LOẠI VISA GÌ ?
Bạn đang chuẩn bị định cư tại Mỹ.
Bạn chưa biết mình cần chuẩn bị những gì, thủ tục ra sao, giấy tờ, hộ chiếu, passport làm thế nào..... có rất nhiều câu hỏi đặt ra và có nhiều thứ bạn cần biết khi chuẩn bị định cư tại Mỹ.
Để không vướng phải một số việc làm mất thời gian thậm chí cả tiền của các bạn thì tại sao không TÌM HIÊU NGAY ! http://www.chuanbicuocsongmy.com  
Để xin việc được ở Mỹ hay đơn giản chỉ là cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, điều đầu tiên đó là bạn phải rành giao thông tại MỸ, đặc biệt bạn cần có bằng lái xe
và luôn mang theo mình như vật bất ly thân. Nhưng khi học bằng lái xe có dễ không, bao lâu thì lấy được bằng...
rất nhiều bạn thắc mắc, vậy thì hãy TÌM HIỂU NGAY !! tại http://www.chuanbicuocsongmy.com/lai-xe-chia-khoa-bat-dau-c… để nắm trong tay tấm bằng nào.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Địa Điểm Mua Sắm Tại Massachusetts

Địa Điểm Mua Sắm Tại Massachusetts
Khi sang du học ở Mỹ, bạn không những phải làm quen với vô vàn cái mới như môi trường sống, khí hậu, giao thông. Một trong số những điều cần biết đó là việc mua sắm tại nước Mỹ. Dưới đây chúng tôi xin gửi tới các bạn danh mục và kinh nghiệm đi chợ và siêu thị tại bang Massachusetts.

Market Basket: đây là chợ Tây được nhiều người thích vì rẻ và thức ăn tươi ngon. Chợ này bán đủ thứ, cả thức ăn Tây lẫn Ta. Thịt heo thịt bò rất tươi, đặc biệt hoa quả, kem, và tôm hùm rất rẻ. Địa chỉ: 400 Sommerville Ave, Sommerville, MA. Tuy nhiên gạo ở đây có vẻ không ngon bằng chợ Việt hoặc chợ Tàu.

Cmart: đây là chợ Tàu, bán thức ăn Tàu và thức ăn Việt Nam, giá cả hợp lý. Ưu điểm của chợ này là có các gia vị và rau mà người Việt cần. Cmart ở Chinatown Boston.

88 supermarket: đây là chợ Hong Kong, giống Cmart. Có nhiều chi nhánh ở Boston, Allston và Malden. Ở Malden, chợ 88 rất to và nhiều thức ăn.

Trường Thịnh, Phú Cường: đây là chợ Việt ở Dorchester, Boston. Ở đây bán đủ thức ăn Việt Nam, đặc biệt cá rất tươi. Giá cả tương đương hoặc rẻ hơn chợ Tàu một chút.

Whole Foods: đây là chợ Tây, thức ăn tươi ngon nhưng rất đắt.

Shaw’s: đây là chợ Tây, đắt tương đương Whole Foods. Thịt ở đây không ngon lắm, nhưng cá hồi ở đây cũng ok nếu giảm giá (thường xuyên giảm giá với thẻ Shaw’s). Muốn đi chợ này phải làm thẻ, nếu không thì bạn sẽ phải trả giá rất cắt cổ.

Trade Joe’s: đây là chợ Tây. Chợ này bán rượu khá rẻ, hoa quả thì phải chăng.

Hay Market: đây là chợ rau và hoa quả. Chợ này bán ngoài trời vào chiều thứ Sáu và thứ Bảy hàng tuần. Giá cả rất rẻ. Chợ nằm ở Hay station, rất tiện đi lại bằng phương tiện công cộng.


Costco, Target, CVS: Mọi người thường mua văn phòng phẩm và đồ khô như giấy, tả giấy, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng,… ở những siêu thị này.

Hàng ở CVS đắt nhưng nó có nhiều chi nhánh và tập trung ở trung tâm. 

Hàng ở Target rẻ hơn CVS nhưng nó ít chi nhánh hơn và ở hơi xa trung tâm hơn CVS. 

Costco dạng như siêu thị Metro ở Việt Nam, hàng rẻ nhưng họ không bán ít. Costco ít chi nhánh và nằm xa trung tâm. Vitamin ở Costco rất rẻ, và thường xuyên có coupon giảm giá nhiều mặt hàng.

Ngoài ra, Massachussets có những chương trình như food pantry và fair food. Đến những nơi này, bạn có thể nhận được nhiều thức ăn miễn phí hoặc chỉ trả $1 hay $2.

Kinh Nghiệm Mang Hành Trang Chuẩn Bị Cho Du Học Mỹ


Hành trang chuẩn bị : Mỗi du học sinh sẽ được mang theo hai hành lý ký gửi tổng cộng 46kg cùng với một va ly và một ba lô xách tay. Như vậy tổng cộng các bạn có thể mang theo tối đa là khoảng 56-60kg, một khối lượng không ít mà cũng chẳng quá nhiều.
Hành lý ký gửi : mình không đề cập nhiều vì điều này tùy thuộc từng cá nhân với những sở thích, hoàn cảnh khác nhau. Nhưng nhìn chung thì có những thứ các bạn nên mang theo:
Quần áo: đừng quá nhiều vì phong cách của Mỹ có đôi chút khác biệt với châu Á. Họ cũng mặc áo thun quần jean hoặc quần đùi. Tuy nhiên xét về kiểu dáng, thiết kế đến chất liệu đều có sự khác biệt. Do đó đừng nên mang quá nhiều quần áo. Hơn nữa, ở Mỹ thường giặt xong là sấy nóng nên vải Việt Nam sẽ bị rút. Tốt nhất là qua Mỹ hãy mua, vừa hợp gu vừa không bị hư hỏng.
Mì gói và một số đồ ăn khô: Đây là một sự chuẩn bị cần thiết vì khi mới qua, mọi thứ còn khá lạ lẫm. Mì gói và đồ khô sẽ giải quyết chuyện ăn uống trong khoàng một tuần đầu.
Thuốc:  Nên mang theo một số thuốc cảm, nhức đầu, tiêu chảy và một ít trụ sinh. Điều này rất quan trọng vì khi mới qua Mỹ, chưa có bảo hiểm, chưa quen khu vực sinh sống. Nếu có bị gì thì khó xoay sở kịp. Thêm nữa thuốc ở Mỹ rất mắc. Muốn mua phải có toa thuốc của bác sỹ chứ không chạy ra tiệm thuốc mua như Việt Nam được.
Một số đồ cá nhân: máy tính, kim từ điển, laptop (nếu có sẵn thì nên mang theo, không thì để qua Mỹ mua sẽ rẻ hơn), đồ chuyển đổi giữa điện 220v và 110v. Nếu ai dùng kính thuốc thì nên làm sẵn ít nhất hai cái vì bên Mỹ gọng kính rất rẻ nhưng tiền làm tròng kính và khám mắt thì rất mắc.
Phần trọng lượng dư còn lại tùy các bạn, cần gì và có sẵn gì thì cứ mang theo, đỡ tốn tiền mua. Nếu muốn sử dụng đồ mới thì không nên mua ở Việt Nam. Sản phẩm bên Mỹ xài điện 110v ba chấu và rẻ hơn, tốt hơn nhiều.
Bên cạnh những thứ cần mang thì có những thứ không được mang theo: thịt động vật đi trên cạn và bay trên trời. Chỉ có những thịt động vật bơi dưới nước (tôm cá mực khô) được mang theo. Đồ ăn dọc đường cũng vậy, nếu bạn mang theo xôi, cơm hay bánh mỳ thì nên giài quyết trước khi xuống sân bay Mỹ vì sẽ không được phép vào Mỹ.
Nếu bạn mang theo mì gói hay hủ tiếu gói thì hãy chọn mua những sàn phẩm có bao bì hình con cua, tôm. Đừng chọn hình hay chữ quảng cáo liên quan đến thịt. Đó là kinh nghiệm xương máu của mình khi đi qua Mỹ. Hành lý bị giữ lại kiểm tra ở Chicago nên sau khi tới Oklahoma gần một tuần mới nhận lại được.
Hành lý xách tay gồm một valy xách tay và một ba lô cá nhân.
Chuyện bị thất lạc hành lý là chuyện như cơm bữa ở Mỹ. Do đó, va ly xách tay là tối cần thiết trong những trường hợp như vậy. Trong valy xách tay nên có một hoặc hai bộ quần áo, đồ dùng cá nhân như bàn chải, một ít mì gói, thuốc và những thứ quan trọng khác.
Đối với ba lô thì bạn sẽ mang theo những vật dụng có giá trị cùng hai thứ vô cùng quan trọng: Giấy tờ và tiền bạc.
Giấy tờ: theo kinh nghiệm của mình, mang theo tất cả những gì liên quan tới nhân thân cá nhân và lưu lại một bản sao y hệt như vậy ở Việt Nam cho gia đình. Những giấy tờ bằng tiếng Việt nên đi dịch sang tiếng Anh và công chứng.

Hộ chiếu, visa và I-94: Đây là bộ giấy tờ sẽ dính liền đến nhau và có giá trị quyết định đến việc bạn được hợp pháp ra vào nước Mỹ trong suốt một năm đầu kể từ ngày được cấp visa.
I-94 là giấy tờ nhập cảnh bạn khai trên máy bay trước khi bước chân lên đất Mỹ và do nhân viên an ninh hàng không tại sân bay đầu tiên ở Mỹ bạn bước xuống đóng dấu và xác nhận. I-94 cực kỳ quan trọng.

Visa dù có ghi là một năm nhưng đó là thời gian bạn được phép ở Mỹ thôi. Còn lưu trú bao lâu là do I-94 quyết định. Trên I-94 sẽ cho biết thời gian bạn được ở lại Mỹ (thường là bằng với thời gian trên Visa, có khi ít hơn). Tuy nhiên sẽ có thêm một dòng đó là F1 D/S (F1 Duration Status), có nghĩa là khi hết thời gian trên I-94, bạn sẽ không bị trục xuất nếu bạn còn giữ được tình trạng Visa F1 (phụ thuộc I-20).
I-20: Sau khi Visa hết hạn thì I-20 sẽ là tấm giấy thông hành cho bạn tiếp tục ở lại Mỹ. Điều quan trọng để làm được điều này là duy trì I-20 có hiệu lực (F1 status còn hiệu lực). Khi đó bạn sẽ được ở Mỹ hợp pháp miễn là không rời nước Mỹ dưới mọi hình thức.
Giấy khai sinh, khám sức khỏe, chứng minh nhân dân, giấy nhập học, v.v. Những giấy tờ này không nhất thiết là bản chính (ngoại trừ khám sức khỏe bằng tiếng anh) mà chỉ cần sao y, có dịch sang tiếng Anh và công chứng. Những loại này cũng quan trọng không kém vì khi ở cửa khầu sân bay, nhân viên an ninh có thể yêu cầu bạn xuất trình cho họ xem (đặc biệt là giấy khám sức khỏe).
Bộ giấy tờ Passport, Visa, I-94, I-20 nên được để chung với nhau vì chúng sẽ liên tục được yêu cầu xuất trình trong suốt chặng đường bay của bạn.
Tiền bạc: theo quy định của nhà nước Việt Nam thì công dân Việt Nam khi xuất cảnh có thể mang theo tối đa là 5000 đô la Mỹ. Nên để tiền chung một chỗ, đừng chia nhỏ ra. Công nghệ an ninh ở sân bay rất cao, do đó họ chỉ cần soi qua độ dày xấp tiền là biết được bạn mang theo bao nhiêu. Đừng chia nhỏ vì sẽ khiến họ không chắc được số lượng và bạn sẽ bị giữ lại để kiểm tra riêng, rất phiền phức. Bên cạnh đó, trước khi đi nên đổi khoảng 100 đô là sang tiền lẻ mệnh giá 1 hoặc năm đô la đề dùng dọc đường
Bên cạnh việc chuẩn bị đồ dùng, hành lý, các bạn cũng nên chuẩn bị để đối phó với những tình huống có thể gặp phải trên đường đi. Những tình huống hay gặp nhất:
1. Bị yêu cầu kiểm tra hành lý sau khi đi qua máy quét anh ninh sân bay:Điều này là hoàn toàn bình thường và không nên lo lắng nhiều. Bạn nên bình tĩnh, làm theo yêu cầu của nhân viên an ninh. Thông thường họ sẽ trực tiếp mở hành lý của bạn. Họ không xóc tung hành lý lên, máy soi đã chỉ chính xác vị trí vật dụng khả nghi của bạn. Do đó, hành lý xách tay phải do chính bạn sắp xếp để bạn biết được trong va ly của mình có gì và trả lời câu hỏi của nhân viên an ninh. Điều quan trọng là bình tĩnh và tự tin.
2. Thất lạc hành lý ký gửi: Lại một điều rất ư bình thường ở hệ thống sân bay Mỹ. Việc bạn cần làm đó là đi tới khu vực "Lost and Found" (Thất lạc và tìm thấy) ở sân bay. Làm theo những yêu cầu của họ để mô tả hành lý và cung cấp thông tin cá nhân. Khoảng một tuần sau hành lý sẽ được gửi trả lại cho bạn (hoàn toàn miễn phí).
3. Không tìm được cổng để thực hiện check-in chuyến bay kế tiếp hay bị lạc đường: Sân bay ở Mỹ khá lớn nhưng bạn chỉ cẩn để ý thông tin trên vé máy bay. Nhìn những bảng chỉ dẫn là có thể dễ dàng tìm được đường đi. Nếu không chắc thì không nên tự ý đi, hãy hỏi bất kỳ nhân viên sân bay nào (thậm chí là cả nhân viên lau dọn vệ sinh), họ sẽ vui vẻ chỉ cho bạn, nếu cần, họ sẽ trực tiếp dẫn bạn đi. Một điều hữu ích khi hỏi những nhân viên này là khi bạn gần trễ chuyến bay, họ có thể thông báo cho bộ phận bay chờ bạn thêm một chút.
Nhìn chung, nếu cần bất kỳ sự trợ giúp nào thì hãy mạnh dạn hỏi nhân viên sân bay. Họ được huấn luyện và được trả lương để trợ giúp bạn. Một điều quan trọng nữa là đừng nói chuyện với người lạ, đừng giữ đồ hay nhờ người lạ giữ đồ. Luôn để mắt đến hành lý và an toàn chính mình. Đừng để chuyện xảy ra rồi mới giải quyết. Bạn nên nhớ là bạn đang ở nơi xứ người, và thời gian là điều quý nhất.
Mọi sự chắc chắn không đơn giản nhưng không cũng không quá khó khăn để chuẩn bị chu đáo. Điều quan trọng nhất trong suốt chuyến bay là bình tĩnh và một chút nhạy bén.
Mình hy vọng với bài viết này sẽ giúp một phần nào cho những bạn đang chuẩn bị đi du học Mỹ.     
Võ Hồ Hoàng Phúc

Chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống ở Hoa Kỳ

Chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống ở Hoa Kỳ
Nếu bạn đang có kế hoạch du học tại Hoa Kỳ, hứa hẹn đây sẽ là một cuộc sống trải nghiệm thử thách nhưng đầy thú vị.
Trước khi chuẩn bị cho chuyến hành trình xa nhà, xa bạn bè, người thân và sống ở một quốc gia cách quê hương cả nữa trái đất. Bạn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản về con người, nền văn hóa và các vấn đề về an toàn cá nhân khác khi sống ở Mỹ, như vậy các bạn sẽ khỏi bỡ ngỡ và có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống ở Mỹ.
Văn hóa Mỹ :
     Một trong những khó khăn lớn nhất của sinh viên là phải đối mặt với nền văn hóa mới lạ, nhiều sinh viên quốc tế cảm thấy khó khăn để thích nghi với nền văn hóa mới này, kèm theo việc nhớ gia đình bạn bè, quê hương trong thời gian đầu. Vì vậy thời gian này bạn có thể thường xuyên liên lạc với người thân và bạn bè để chia sẻ, họ sẽ lắng nghe và đưa ra những lời khuyên có ích cho bạn .
     Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tìm kiếm những món ăn quen thuộc và dần dần thích nghi với những món ăn mới và quen thuộc ở Mỹ.
Sẵn sàng tham gia những hoạt động trong trường, vì điều này sẽ giúp các bạn làm quen và hòa nhập nhanh với các bạn bè mới, bạn sẽ thấy rằng ở Mỹ mình cũng có những người bạn thật hòa đồng.
Nơi ở :
Các lựa chọn gồm:  Kí túc xá, thuê nhà trọ, ở nhà dân.
+ Kí túc xá :
Một số trường ở mỹ cung cấp cho sinh viên quốc tế kí túc xá ngay trong khuôn viên trường, hoặc gần trường để tiện việc đi lại. Một phòng kí túc xá khoảng 3 – 5 giường ngủ. Kí túc xá trong trường cũng khá đầy đủ tiện nghi và thoải mái. Căn tin trường luôn có những bữa ăn linh hoạt cho sinh viên , kí túc xá trường cũng luôn có sẵn các tiện ích như điện thoại , kết nối internet để sẵn sàng cho sinh viên sử dụng .
Sinh viên sống trong kí túc xá trường dưới sự quản lí của nhà trường nên hầu hết sinh viên năm nhất thích ở trong kí túc xá vì vấn đề an toàn và cũng rất thuận tiện cho việc đến trường.
+ Thuê nhà trọ :
Bạn có thể tìm nhà trọ trên các trang rao vặt, diễn đàn, đại lí bất động sản để được hỗ trợ. Nhưng cách tốt nhất thì bạn nên liên hệ với những người bạn trong lớp có nhu cầu muốn tìm người ở ghép và share tiền phòng.
Bạn nên tìm hiểu kĩ và lựa chọn những khu vực an ninh, thuận tiện cho việc đến trường và đến các cửa hàng tạp hóa.
Khi thuê nhà bạn phải đọc kĩ nội dung hợp đồng thuê nhà tránh trường hợp bị thiệt hại về tài sản của mình, nếu trong hợp đồng chủ nhà không chịu trách nhiệm về tài sản của bạn thì bạn nên mua bảo hiểm cho người thuê nhà.
Kiểm tra các dịch vụ tiện ích như điện nước, internet trước khi thuê nhà.
+ Ở nhà dân:
     Bạn cũng có thể chọn sống với người bản xứ, bạn sẽ phải tập quen dần với cuộc sống của họ. Điều này giúp bạn hòa nhập nhanh với cách sống của các gia đình bên Mỹ, tăng khả năng giao tiếp. Hoặc bạn có thể chọn sống khu vực cộng đồng người Việt, bạn sẽ tìm thấy được sự tương đồng và sự thoải mái khi sống ở đây.
     Ở nhà dân là một sự lựa chọn đúng đắn cho người dưới 18 tuổi, chưa đủ trưởng thành để có thể tự lập cho cuộc sống của mình ở đất nước xa lạ . Bạn sẽ có phòng riêng và gia đình mà bạn chọn sống chung sẽ lo các bữa ăn cho bạn.
     Sống chung với một gia đình người Mỹ, bạn sẽ hòa nhập nhanh vào nền văn hóa Mỹ , bạn sẽ dần thích nghi với cuộc sống, cách sống của người Mỹ . Và bạn có thể sử dụng những dụng cụ, tiện ích của gia đình họ nếu bạn cần.
Giao thông vận tải
     Cho dù bạn đang sống trong hay khu vực ngoài trường thì phương tiện đi lại cũng rất là quan trọng cho việc sống ở Mỹ. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn mua cả một chiếc xe hơi trong thời gian bạn học tại hoa Kỳ, vì vậy các lựa chọn giao thông công cộng là sự lựa chọn tối ưu : gồm xe đạp, xe bus, Taxi, Xe lửa và tàu điện ngầm.
 + Xe đạp: Là phương tiện di chuyển chủ yếu và tiện lợi cho bạn tới trường và đi xung quanh khuôn viên trường, giá xe đạp ở Mỹ tương đối rẻ , bạn luôn phải đội mũ bảo hiểm kể cả đi xe đạp.
+ Xe bus: Xe bus cũng là sự lựa chọn cho nhiều bạn sinh viên vì nó khá rẻ và có thể dễ dàng bắt xe bus đi các tuyến đường ngắn khi bạn cần. Xe bus cũng chạy trên các tuyến đường dài thích hợp để đi du lịch.
+ Taxi : Taxi là phương tiện cũng rất phổ biến và tiện lợi ở Mỹ nhưng chi phí khá đắt so với du học sinh.
+ Tàu điện ngầm : Là hệ thống giao thông cũng khá phổ biến ở Mỹ, thời gian chạy cũng nhanh hơn so với xe bus.
Vấn đề an ninh :
     Một trong những vấn đề cũng được quan tâm của du học sinh ở Mỹ đó là vấn đề an ninh, an toàn cá nhân. Bạn phải luôn giữ và cất cẩn thận những vật dụng có giá trị , luôn khóa cẩn thận phòng ở của mình khi đi ra ngoài. Mới qua Mỹ , bạn cũng không nên ra ngoài đường vào buổi tối một mình mà nên có thêm một người bạn đi cùng .

     Hi vọng với những thông tin trên, giúp cho các bạn phần nào hình dung cuộc sống ở Mỹ, giúp các bạn có thể chuẩn bị tốt về mặt tinh thần để chuẩn bị cho hành trang du học Mỹ được tốt hơn.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Giới thiệu

GIỚI THIỆU

CÔNG TY TNHH ABS VIỆT MỸ

Trụ sở chính: 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1 (HD Tower Building Lầu 5)
Chi nhánh: 502/16 Tân Thới Hiệp 21, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12 (Gần công viên Phần Mềm Quang Trung)

Liên hệ: 
Tại Việt Nam: (08) 6255 3343
Tại Mỹ: (714) 280 - 4605
Email: absvietmy.abs@gmail.com

Các bước chuẩn bị mở tiệm Nails

Các bước chuẩn bị mở tiệm Nails
Bước 1: Chọn lựa địa điểm kinh doanh. Chọn lựa phương thức sang tiệm cũ hay mở hẳn tiệm mới.
     Thuật ngữ kinh doanh “location, location and location” nhấn mạnh đến tầm quan trọng của địa điểm kinh doanh trong đầu tư và làm ăn. Mở tiệm ở đâu? Ở thành phố lớn hay nhỏ? Tại nơi đông đúc hay vắng vẻ? Ngoại ô hay tại các trung tâm mua bán đông đúc? Nói chung bạn nên căn cứ vào: nguồn vốn ban đầu, thói quen và sở trường hành nghề nails nơi bạn, kinh nghiệm nghề nghiệp & tình hình cạnh tranh … để quyết định chọn lựa. Nên hiểu rằng đầu tư mở tiệm ở các shopping center hay khu trung tâm thương mại bạn sẽ chịu nhiều áp lực về mặt phí tổn đầu tư ban đầu, áp lực cạnh tranh cao do những địa điểm này thường có sẵn các cơ sở kinh doanh từ lâu hoạt động bề thế, nhất là ở các thành phố lớn nhưng giá trị của tiệm lại dễ tăng cao (có 1ợi khi cần chuyển nhượng về sau)...Xem Chi Tiết

HỌC NAIL TRƯỚC KHI ĐI MỸ

HỌC NAIL TRƯỚC KHI ĐI MỸ
​1. CHĂM SÓC MÓNG (NAILS CARE)  
     Kiến Thức Nghề:
  •  Tìm hiểu về Móng, các nguyên nhân ảnh hưởng đến móng tay – chân
  •  Biết Lựa chọn và phân biệt được vật liệu, dụng cụ chăm  sóc móng
  •  Nắm bắt được kiến thức tạo hình dáng móng để tạo ra mẫu móng độc đáo
  •  Tìm hiểu về sơn, màu sơn và biết lựa   chọn sơn để sơn móng
  •   Biết kỹ thuật chăm sóc móng
Kỹ Năng Nghề:
  • Thực hành kỹ thuật Cắt da, Tạo móng đẹp, Sơn Frech (Sơn đầu Móng), Sơn Thủy (Sơn Marble), Đánh bóng móng
  • Thực hành kỹ thuật an toàn khi chăm sóc móng
Đào tạo kỹ năng mềm
  • Kỹ Năng tư vấn cho khách hàng, Kỹ năng tôn trọng và thu hút khách hàng
Thời gian học: 1 tuần, Từ thứ 2 đến thứ 7
Sáng: 8g30 – 11g30, Chiều: 1g30 – 4g30, Tối: 17g30 – 19g30                         
...Xem Chi Tiết

Cuộc sống ở Mỹ bắt đầu như thế nào?

Cuộc sống ở Mỹ bắt đầu như thế nào?
Ngôn ngữ và chiếc xe là chìa khoá mở đầu cho cuộc sống nơi xứ người, ngày nào còn chưa có hai thứ này thì bạn sẽ còn bế tắc…

Sau bài viết “Người Việt sống khoẻ ở Houston“, tôi nhận được nhiều thư hỏi thăm. Nhận thấy nhu cầu tìm hiểu về đời sống hiện tại ở Mỹ nói chung và Houston nói riêng rất cao, do đó dựa theo một số thắc mắc của bạn đọc, tôi cố gắng tìm tài liệu để viết tiếp bài này.


Tuy rằng nội dung bài viết cũng chẳng có gì cao xa, to lớn như những bí quyết làm giàu, chỉ là một phần kiến thức nhỏ nhoi, nhưng có lẽ cần thiết với một số người đã hay đang có ý định qua đất nước này sinh sống...Xem Chi Tiết



Du học Mỹ cần chuẩn bị những gì?

I - Du học Mỹ cần chuẩn bị những gì?
Việc chuẩn bị ở đây không chỉ là chuẩn bị về quần áo, thực phẩm, vật dung cần thiết khi du học Mỹ mà chính là từ những kinh nghiệm riêng mà bản thân học hỏi được từ người đi trước và đúc kết cho riêng mình.
3 điều bạn cần chuẩn bị cho bản thân trước khi du học Mỹ?
 1. Không cần phải chọn ngành cụ thể ngay khi nộp hồ sơ đăng ký nhập học:
Một thuận lợi khi du học Mỹ và du học sinh không cần phải chọn ngành ngay khi đăng ký đầu vào. Hệ thống giáo dục của Mỹ gồm 2 giai đoạn: 2 năm đầu là những kiến thức cơ bản, chuẩn bị nền tảng cho 2 năm chuyên ngành...Xem Chi Tiết








Định cư Mỹ cần chuẩn bị những gì?

Định cư Mỹ cần chuẩn bị những gì?


Khi sang định cư Mỹ, bạn cần chuẩn bị mọi thứ: tài chính, tâm lý,… Sang Mỹ sinh sống đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm lại từ đầu, học cách thích nghi cuộc sống mới tại đây.

Những thứ cần chuẩn bị khi định cư Mỹ Xem chi tiết




CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ XIN ĐƯỢC THẺ VISA ĐI MỸ

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ XIN ĐƯỢC THẺ VISA ĐI MỸ


      Visa khách trao đổi - J1 - phù hợp cho những người đi Hoa Kỳ theo chương trình chính thức đã được các tổ chức giáo dục hoặc các tổ chức phi lợi nhuận khác phê chuẩn và bảo trợ cho sinh viên quốc tế du học mỹ. Các chương trình này do Cơ quan Giáo dục và Văn hóa của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định.

CÁC DỊCH VỤ KHI Ở MỸ

 CÁC DỊCH VỤ KHI Ở MỸ 

  • Bảo lảnh cha mẹ
  • Bảo lảnh vợ chồng
  • Bảo lảnh con cái
  • Bảo lảnh than nhân ...Xem Chi Tiết