Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

ĐỊNH CƯ TẠI MỸ CẦN CÁC LOẠI VISA GÌ ?
Bạn đang chuẩn bị định cư tại Mỹ.
Bạn chưa biết mình cần chuẩn bị những gì, thủ tục ra sao, giấy tờ, hộ chiếu, passport làm thế nào..... có rất nhiều câu hỏi đặt ra và có nhiều thứ bạn cần biết khi chuẩn bị định cư tại Mỹ.
Để không vướng phải một số việc làm mất thời gian thậm chí cả tiền của các bạn thì tại sao không TÌM HIÊU NGAY ! http://www.chuanbicuocsongmy.com  
Để xin việc được ở Mỹ hay đơn giản chỉ là cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, điều đầu tiên đó là bạn phải rành giao thông tại MỸ, đặc biệt bạn cần có bằng lái xe
và luôn mang theo mình như vật bất ly thân. Nhưng khi học bằng lái xe có dễ không, bao lâu thì lấy được bằng...
rất nhiều bạn thắc mắc, vậy thì hãy TÌM HIỂU NGAY !! tại http://www.chuanbicuocsongmy.com/lai-xe-chia-khoa-bat-dau-c… để nắm trong tay tấm bằng nào.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Địa Điểm Mua Sắm Tại Massachusetts

Địa Điểm Mua Sắm Tại Massachusetts
Khi sang du học ở Mỹ, bạn không những phải làm quen với vô vàn cái mới như môi trường sống, khí hậu, giao thông. Một trong số những điều cần biết đó là việc mua sắm tại nước Mỹ. Dưới đây chúng tôi xin gửi tới các bạn danh mục và kinh nghiệm đi chợ và siêu thị tại bang Massachusetts.

Market Basket: đây là chợ Tây được nhiều người thích vì rẻ và thức ăn tươi ngon. Chợ này bán đủ thứ, cả thức ăn Tây lẫn Ta. Thịt heo thịt bò rất tươi, đặc biệt hoa quả, kem, và tôm hùm rất rẻ. Địa chỉ: 400 Sommerville Ave, Sommerville, MA. Tuy nhiên gạo ở đây có vẻ không ngon bằng chợ Việt hoặc chợ Tàu.

Cmart: đây là chợ Tàu, bán thức ăn Tàu và thức ăn Việt Nam, giá cả hợp lý. Ưu điểm của chợ này là có các gia vị và rau mà người Việt cần. Cmart ở Chinatown Boston.

88 supermarket: đây là chợ Hong Kong, giống Cmart. Có nhiều chi nhánh ở Boston, Allston và Malden. Ở Malden, chợ 88 rất to và nhiều thức ăn.

Trường Thịnh, Phú Cường: đây là chợ Việt ở Dorchester, Boston. Ở đây bán đủ thức ăn Việt Nam, đặc biệt cá rất tươi. Giá cả tương đương hoặc rẻ hơn chợ Tàu một chút.

Whole Foods: đây là chợ Tây, thức ăn tươi ngon nhưng rất đắt.

Shaw’s: đây là chợ Tây, đắt tương đương Whole Foods. Thịt ở đây không ngon lắm, nhưng cá hồi ở đây cũng ok nếu giảm giá (thường xuyên giảm giá với thẻ Shaw’s). Muốn đi chợ này phải làm thẻ, nếu không thì bạn sẽ phải trả giá rất cắt cổ.

Trade Joe’s: đây là chợ Tây. Chợ này bán rượu khá rẻ, hoa quả thì phải chăng.

Hay Market: đây là chợ rau và hoa quả. Chợ này bán ngoài trời vào chiều thứ Sáu và thứ Bảy hàng tuần. Giá cả rất rẻ. Chợ nằm ở Hay station, rất tiện đi lại bằng phương tiện công cộng.


Costco, Target, CVS: Mọi người thường mua văn phòng phẩm và đồ khô như giấy, tả giấy, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng,… ở những siêu thị này.

Hàng ở CVS đắt nhưng nó có nhiều chi nhánh và tập trung ở trung tâm. 

Hàng ở Target rẻ hơn CVS nhưng nó ít chi nhánh hơn và ở hơi xa trung tâm hơn CVS. 

Costco dạng như siêu thị Metro ở Việt Nam, hàng rẻ nhưng họ không bán ít. Costco ít chi nhánh và nằm xa trung tâm. Vitamin ở Costco rất rẻ, và thường xuyên có coupon giảm giá nhiều mặt hàng.

Ngoài ra, Massachussets có những chương trình như food pantry và fair food. Đến những nơi này, bạn có thể nhận được nhiều thức ăn miễn phí hoặc chỉ trả $1 hay $2.

Kinh Nghiệm Mang Hành Trang Chuẩn Bị Cho Du Học Mỹ


Hành trang chuẩn bị : Mỗi du học sinh sẽ được mang theo hai hành lý ký gửi tổng cộng 46kg cùng với một va ly và một ba lô xách tay. Như vậy tổng cộng các bạn có thể mang theo tối đa là khoảng 56-60kg, một khối lượng không ít mà cũng chẳng quá nhiều.
Hành lý ký gửi : mình không đề cập nhiều vì điều này tùy thuộc từng cá nhân với những sở thích, hoàn cảnh khác nhau. Nhưng nhìn chung thì có những thứ các bạn nên mang theo:
Quần áo: đừng quá nhiều vì phong cách của Mỹ có đôi chút khác biệt với châu Á. Họ cũng mặc áo thun quần jean hoặc quần đùi. Tuy nhiên xét về kiểu dáng, thiết kế đến chất liệu đều có sự khác biệt. Do đó đừng nên mang quá nhiều quần áo. Hơn nữa, ở Mỹ thường giặt xong là sấy nóng nên vải Việt Nam sẽ bị rút. Tốt nhất là qua Mỹ hãy mua, vừa hợp gu vừa không bị hư hỏng.
Mì gói và một số đồ ăn khô: Đây là một sự chuẩn bị cần thiết vì khi mới qua, mọi thứ còn khá lạ lẫm. Mì gói và đồ khô sẽ giải quyết chuyện ăn uống trong khoàng một tuần đầu.
Thuốc:  Nên mang theo một số thuốc cảm, nhức đầu, tiêu chảy và một ít trụ sinh. Điều này rất quan trọng vì khi mới qua Mỹ, chưa có bảo hiểm, chưa quen khu vực sinh sống. Nếu có bị gì thì khó xoay sở kịp. Thêm nữa thuốc ở Mỹ rất mắc. Muốn mua phải có toa thuốc của bác sỹ chứ không chạy ra tiệm thuốc mua như Việt Nam được.
Một số đồ cá nhân: máy tính, kim từ điển, laptop (nếu có sẵn thì nên mang theo, không thì để qua Mỹ mua sẽ rẻ hơn), đồ chuyển đổi giữa điện 220v và 110v. Nếu ai dùng kính thuốc thì nên làm sẵn ít nhất hai cái vì bên Mỹ gọng kính rất rẻ nhưng tiền làm tròng kính và khám mắt thì rất mắc.
Phần trọng lượng dư còn lại tùy các bạn, cần gì và có sẵn gì thì cứ mang theo, đỡ tốn tiền mua. Nếu muốn sử dụng đồ mới thì không nên mua ở Việt Nam. Sản phẩm bên Mỹ xài điện 110v ba chấu và rẻ hơn, tốt hơn nhiều.
Bên cạnh những thứ cần mang thì có những thứ không được mang theo: thịt động vật đi trên cạn và bay trên trời. Chỉ có những thịt động vật bơi dưới nước (tôm cá mực khô) được mang theo. Đồ ăn dọc đường cũng vậy, nếu bạn mang theo xôi, cơm hay bánh mỳ thì nên giài quyết trước khi xuống sân bay Mỹ vì sẽ không được phép vào Mỹ.
Nếu bạn mang theo mì gói hay hủ tiếu gói thì hãy chọn mua những sàn phẩm có bao bì hình con cua, tôm. Đừng chọn hình hay chữ quảng cáo liên quan đến thịt. Đó là kinh nghiệm xương máu của mình khi đi qua Mỹ. Hành lý bị giữ lại kiểm tra ở Chicago nên sau khi tới Oklahoma gần một tuần mới nhận lại được.
Hành lý xách tay gồm một valy xách tay và một ba lô cá nhân.
Chuyện bị thất lạc hành lý là chuyện như cơm bữa ở Mỹ. Do đó, va ly xách tay là tối cần thiết trong những trường hợp như vậy. Trong valy xách tay nên có một hoặc hai bộ quần áo, đồ dùng cá nhân như bàn chải, một ít mì gói, thuốc và những thứ quan trọng khác.
Đối với ba lô thì bạn sẽ mang theo những vật dụng có giá trị cùng hai thứ vô cùng quan trọng: Giấy tờ và tiền bạc.
Giấy tờ: theo kinh nghiệm của mình, mang theo tất cả những gì liên quan tới nhân thân cá nhân và lưu lại một bản sao y hệt như vậy ở Việt Nam cho gia đình. Những giấy tờ bằng tiếng Việt nên đi dịch sang tiếng Anh và công chứng.

Hộ chiếu, visa và I-94: Đây là bộ giấy tờ sẽ dính liền đến nhau và có giá trị quyết định đến việc bạn được hợp pháp ra vào nước Mỹ trong suốt một năm đầu kể từ ngày được cấp visa.
I-94 là giấy tờ nhập cảnh bạn khai trên máy bay trước khi bước chân lên đất Mỹ và do nhân viên an ninh hàng không tại sân bay đầu tiên ở Mỹ bạn bước xuống đóng dấu và xác nhận. I-94 cực kỳ quan trọng.

Visa dù có ghi là một năm nhưng đó là thời gian bạn được phép ở Mỹ thôi. Còn lưu trú bao lâu là do I-94 quyết định. Trên I-94 sẽ cho biết thời gian bạn được ở lại Mỹ (thường là bằng với thời gian trên Visa, có khi ít hơn). Tuy nhiên sẽ có thêm một dòng đó là F1 D/S (F1 Duration Status), có nghĩa là khi hết thời gian trên I-94, bạn sẽ không bị trục xuất nếu bạn còn giữ được tình trạng Visa F1 (phụ thuộc I-20).
I-20: Sau khi Visa hết hạn thì I-20 sẽ là tấm giấy thông hành cho bạn tiếp tục ở lại Mỹ. Điều quan trọng để làm được điều này là duy trì I-20 có hiệu lực (F1 status còn hiệu lực). Khi đó bạn sẽ được ở Mỹ hợp pháp miễn là không rời nước Mỹ dưới mọi hình thức.
Giấy khai sinh, khám sức khỏe, chứng minh nhân dân, giấy nhập học, v.v. Những giấy tờ này không nhất thiết là bản chính (ngoại trừ khám sức khỏe bằng tiếng anh) mà chỉ cần sao y, có dịch sang tiếng Anh và công chứng. Những loại này cũng quan trọng không kém vì khi ở cửa khầu sân bay, nhân viên an ninh có thể yêu cầu bạn xuất trình cho họ xem (đặc biệt là giấy khám sức khỏe).
Bộ giấy tờ Passport, Visa, I-94, I-20 nên được để chung với nhau vì chúng sẽ liên tục được yêu cầu xuất trình trong suốt chặng đường bay của bạn.
Tiền bạc: theo quy định của nhà nước Việt Nam thì công dân Việt Nam khi xuất cảnh có thể mang theo tối đa là 5000 đô la Mỹ. Nên để tiền chung một chỗ, đừng chia nhỏ ra. Công nghệ an ninh ở sân bay rất cao, do đó họ chỉ cần soi qua độ dày xấp tiền là biết được bạn mang theo bao nhiêu. Đừng chia nhỏ vì sẽ khiến họ không chắc được số lượng và bạn sẽ bị giữ lại để kiểm tra riêng, rất phiền phức. Bên cạnh đó, trước khi đi nên đổi khoảng 100 đô là sang tiền lẻ mệnh giá 1 hoặc năm đô la đề dùng dọc đường
Bên cạnh việc chuẩn bị đồ dùng, hành lý, các bạn cũng nên chuẩn bị để đối phó với những tình huống có thể gặp phải trên đường đi. Những tình huống hay gặp nhất:
1. Bị yêu cầu kiểm tra hành lý sau khi đi qua máy quét anh ninh sân bay:Điều này là hoàn toàn bình thường và không nên lo lắng nhiều. Bạn nên bình tĩnh, làm theo yêu cầu của nhân viên an ninh. Thông thường họ sẽ trực tiếp mở hành lý của bạn. Họ không xóc tung hành lý lên, máy soi đã chỉ chính xác vị trí vật dụng khả nghi của bạn. Do đó, hành lý xách tay phải do chính bạn sắp xếp để bạn biết được trong va ly của mình có gì và trả lời câu hỏi của nhân viên an ninh. Điều quan trọng là bình tĩnh và tự tin.
2. Thất lạc hành lý ký gửi: Lại một điều rất ư bình thường ở hệ thống sân bay Mỹ. Việc bạn cần làm đó là đi tới khu vực "Lost and Found" (Thất lạc và tìm thấy) ở sân bay. Làm theo những yêu cầu của họ để mô tả hành lý và cung cấp thông tin cá nhân. Khoảng một tuần sau hành lý sẽ được gửi trả lại cho bạn (hoàn toàn miễn phí).
3. Không tìm được cổng để thực hiện check-in chuyến bay kế tiếp hay bị lạc đường: Sân bay ở Mỹ khá lớn nhưng bạn chỉ cẩn để ý thông tin trên vé máy bay. Nhìn những bảng chỉ dẫn là có thể dễ dàng tìm được đường đi. Nếu không chắc thì không nên tự ý đi, hãy hỏi bất kỳ nhân viên sân bay nào (thậm chí là cả nhân viên lau dọn vệ sinh), họ sẽ vui vẻ chỉ cho bạn, nếu cần, họ sẽ trực tiếp dẫn bạn đi. Một điều hữu ích khi hỏi những nhân viên này là khi bạn gần trễ chuyến bay, họ có thể thông báo cho bộ phận bay chờ bạn thêm một chút.
Nhìn chung, nếu cần bất kỳ sự trợ giúp nào thì hãy mạnh dạn hỏi nhân viên sân bay. Họ được huấn luyện và được trả lương để trợ giúp bạn. Một điều quan trọng nữa là đừng nói chuyện với người lạ, đừng giữ đồ hay nhờ người lạ giữ đồ. Luôn để mắt đến hành lý và an toàn chính mình. Đừng để chuyện xảy ra rồi mới giải quyết. Bạn nên nhớ là bạn đang ở nơi xứ người, và thời gian là điều quý nhất.
Mọi sự chắc chắn không đơn giản nhưng không cũng không quá khó khăn để chuẩn bị chu đáo. Điều quan trọng nhất trong suốt chuyến bay là bình tĩnh và một chút nhạy bén.
Mình hy vọng với bài viết này sẽ giúp một phần nào cho những bạn đang chuẩn bị đi du học Mỹ.     
Võ Hồ Hoàng Phúc

Chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống ở Hoa Kỳ

Chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống ở Hoa Kỳ
Nếu bạn đang có kế hoạch du học tại Hoa Kỳ, hứa hẹn đây sẽ là một cuộc sống trải nghiệm thử thách nhưng đầy thú vị.
Trước khi chuẩn bị cho chuyến hành trình xa nhà, xa bạn bè, người thân và sống ở một quốc gia cách quê hương cả nữa trái đất. Bạn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản về con người, nền văn hóa và các vấn đề về an toàn cá nhân khác khi sống ở Mỹ, như vậy các bạn sẽ khỏi bỡ ngỡ và có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống ở Mỹ.
Văn hóa Mỹ :
     Một trong những khó khăn lớn nhất của sinh viên là phải đối mặt với nền văn hóa mới lạ, nhiều sinh viên quốc tế cảm thấy khó khăn để thích nghi với nền văn hóa mới này, kèm theo việc nhớ gia đình bạn bè, quê hương trong thời gian đầu. Vì vậy thời gian này bạn có thể thường xuyên liên lạc với người thân và bạn bè để chia sẻ, họ sẽ lắng nghe và đưa ra những lời khuyên có ích cho bạn .
     Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tìm kiếm những món ăn quen thuộc và dần dần thích nghi với những món ăn mới và quen thuộc ở Mỹ.
Sẵn sàng tham gia những hoạt động trong trường, vì điều này sẽ giúp các bạn làm quen và hòa nhập nhanh với các bạn bè mới, bạn sẽ thấy rằng ở Mỹ mình cũng có những người bạn thật hòa đồng.
Nơi ở :
Các lựa chọn gồm:  Kí túc xá, thuê nhà trọ, ở nhà dân.
+ Kí túc xá :
Một số trường ở mỹ cung cấp cho sinh viên quốc tế kí túc xá ngay trong khuôn viên trường, hoặc gần trường để tiện việc đi lại. Một phòng kí túc xá khoảng 3 – 5 giường ngủ. Kí túc xá trong trường cũng khá đầy đủ tiện nghi và thoải mái. Căn tin trường luôn có những bữa ăn linh hoạt cho sinh viên , kí túc xá trường cũng luôn có sẵn các tiện ích như điện thoại , kết nối internet để sẵn sàng cho sinh viên sử dụng .
Sinh viên sống trong kí túc xá trường dưới sự quản lí của nhà trường nên hầu hết sinh viên năm nhất thích ở trong kí túc xá vì vấn đề an toàn và cũng rất thuận tiện cho việc đến trường.
+ Thuê nhà trọ :
Bạn có thể tìm nhà trọ trên các trang rao vặt, diễn đàn, đại lí bất động sản để được hỗ trợ. Nhưng cách tốt nhất thì bạn nên liên hệ với những người bạn trong lớp có nhu cầu muốn tìm người ở ghép và share tiền phòng.
Bạn nên tìm hiểu kĩ và lựa chọn những khu vực an ninh, thuận tiện cho việc đến trường và đến các cửa hàng tạp hóa.
Khi thuê nhà bạn phải đọc kĩ nội dung hợp đồng thuê nhà tránh trường hợp bị thiệt hại về tài sản của mình, nếu trong hợp đồng chủ nhà không chịu trách nhiệm về tài sản của bạn thì bạn nên mua bảo hiểm cho người thuê nhà.
Kiểm tra các dịch vụ tiện ích như điện nước, internet trước khi thuê nhà.
+ Ở nhà dân:
     Bạn cũng có thể chọn sống với người bản xứ, bạn sẽ phải tập quen dần với cuộc sống của họ. Điều này giúp bạn hòa nhập nhanh với cách sống của các gia đình bên Mỹ, tăng khả năng giao tiếp. Hoặc bạn có thể chọn sống khu vực cộng đồng người Việt, bạn sẽ tìm thấy được sự tương đồng và sự thoải mái khi sống ở đây.
     Ở nhà dân là một sự lựa chọn đúng đắn cho người dưới 18 tuổi, chưa đủ trưởng thành để có thể tự lập cho cuộc sống của mình ở đất nước xa lạ . Bạn sẽ có phòng riêng và gia đình mà bạn chọn sống chung sẽ lo các bữa ăn cho bạn.
     Sống chung với một gia đình người Mỹ, bạn sẽ hòa nhập nhanh vào nền văn hóa Mỹ , bạn sẽ dần thích nghi với cuộc sống, cách sống của người Mỹ . Và bạn có thể sử dụng những dụng cụ, tiện ích của gia đình họ nếu bạn cần.
Giao thông vận tải
     Cho dù bạn đang sống trong hay khu vực ngoài trường thì phương tiện đi lại cũng rất là quan trọng cho việc sống ở Mỹ. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn mua cả một chiếc xe hơi trong thời gian bạn học tại hoa Kỳ, vì vậy các lựa chọn giao thông công cộng là sự lựa chọn tối ưu : gồm xe đạp, xe bus, Taxi, Xe lửa và tàu điện ngầm.
 + Xe đạp: Là phương tiện di chuyển chủ yếu và tiện lợi cho bạn tới trường và đi xung quanh khuôn viên trường, giá xe đạp ở Mỹ tương đối rẻ , bạn luôn phải đội mũ bảo hiểm kể cả đi xe đạp.
+ Xe bus: Xe bus cũng là sự lựa chọn cho nhiều bạn sinh viên vì nó khá rẻ và có thể dễ dàng bắt xe bus đi các tuyến đường ngắn khi bạn cần. Xe bus cũng chạy trên các tuyến đường dài thích hợp để đi du lịch.
+ Taxi : Taxi là phương tiện cũng rất phổ biến và tiện lợi ở Mỹ nhưng chi phí khá đắt so với du học sinh.
+ Tàu điện ngầm : Là hệ thống giao thông cũng khá phổ biến ở Mỹ, thời gian chạy cũng nhanh hơn so với xe bus.
Vấn đề an ninh :
     Một trong những vấn đề cũng được quan tâm của du học sinh ở Mỹ đó là vấn đề an ninh, an toàn cá nhân. Bạn phải luôn giữ và cất cẩn thận những vật dụng có giá trị , luôn khóa cẩn thận phòng ở của mình khi đi ra ngoài. Mới qua Mỹ , bạn cũng không nên ra ngoài đường vào buổi tối một mình mà nên có thêm một người bạn đi cùng .

     Hi vọng với những thông tin trên, giúp cho các bạn phần nào hình dung cuộc sống ở Mỹ, giúp các bạn có thể chuẩn bị tốt về mặt tinh thần để chuẩn bị cho hành trang du học Mỹ được tốt hơn.